Tết Nguyên Đán là thời điểm những người con xa quê có dịp trở về đoàn tụ cùng gia đình, cùng chào đón Xuân mới an lành, hạnh phúc. Chúng tôi, công ty TC Motor Việt Nam mong muốn những chiếc xe khách King Long sẽ trở thành phương tiện để người dân đi lại trong dịp Tết này và chở đầy những món quà yêu thương trong khoang hành lý được lót nhựa PVC, đảm bảo an toàn cho hàng hóa Tết. Cho nên, TC Motor Việt Nam gia hạn chương trình khuyến mại trị giá lên đến 26 triệu đồng đến ngày 31/01/2022.
Ngoài ra, hệ thống Đại lý xe khách King Long của TCMV sẵn sàng cung cấp các ưu đãi bổ sung với các khách hàng mua lô, mua số lượng lớn trong thời gian này.
Để biết thêm chi tiết, Qúy khách vui lòng liên hệ Đại lý xe khách King Long gần nhất hoặc hotline: 1800 282 818
Với mong muốn đồng hành cùng Qúy khách hàng thúc đẩy kinh doanh vận tải hành khách mạnh mẽ dịp cuối năm, công ty ô tô TC Việt nam (TCMV) – đơn vị lắp ráp, phân phối xe khách King Long gửi tặng Qúy khách hàng mua xe khách King Long gói ưu đãi lên đến 26 triệu đồng.
Gói ưu đãi áp dụng cho tất cả các Khách hàng mua xe khách King Long 29 chỗ hoặc 35 chỗ từ ngày 10/12/2021 đến ngày 31/12/2021, bao gồm các ưu đãi cụ thể sau:
1, Hỗ trợ 100% phí trước bạ trị giá 16 triệu đồng
2, Qùa tặng Giáng sinh trị giá 10 triệu đồng
Ngoài ra, hệ thống Đại lý xe khách King Long của TCMV sẵn sàng cung cấp các ưu đãi bổ sung với các khách hàng mua lô, mua số lượng lớn.
Thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ Đại lý xe khách King Long gần nhất hoặc hotline: 1800 282 818
Xe ô tô khách là phương tiện được sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Nhiều người chọn đi xe khách vì giá vé rẻ, an toàn và không bị căng thẳng khi điều khiển phương tiện di chuyển trong thời gian dài. Dưới đây là bảng giá xe khách King Long được lắp ráp bởi Công ty TNHH Ô tô TC Việt Nam (TCMV) và các thương hiệu khác trên thị trường như: Huyndai, Thaco, Samco mà bạn có thể tham khảo.
Contents
Xe ô tô khách King Long (dài 8,2 m)
Được thành lập từ năm 1988, Công ty Công nghiệp Ô tô King Long chuyên thiết kế, sản xuất và phân phối các loại xe bus. Trải qua nhiều năm hoạt động, phát triển, King Long đã đứng đầu trong lĩnh vực R&D (nghiên cứu và phát triển) và công nghệ sản phẩm. Đồng thời, công ty đã có 3 nhà máy lớn tại Trung Quốc với tổng diện tích hơn 800.000 m2, công suất lên đến 30.000 xe mini van và 20.000 xe bus một năm. Công ty tích lũy, bán được hơn 400.000 xe mỗi năm, xuất khẩu đến hơn 130 quốc gia và khu vực trên toàn thế giới.
Hiện nay, có 4 dòng xe ô tô chở khách được Công ty TNHH Ô tô TC Việt Nam – nhà phân phối ủy quyền của Công ty công nghiệp Ô tô King Long lắp ráp và phân phối chính thức ở Việt Nam là: xe khách Nova 82Y – 29SA, 82Y – 29SL, 82Y – 35SA và 82Y – 35SL. Dưới đây là thông tin chung của 4 loại xe ô tô khách Nova mà bạn có thể tham khảo.
Đặc tính
Công thức bánh xe | 4 x 2. |
Kích thước tổng thể (DxRxC) | 8.245 x 2.480 x 3.390 mm. |
Chiều dài cơ sở | 3.950 mm. |
Bán kính vòng quay nhỏ nhất | 8.400 mm. |
Tốc độ tối đa | 115 km/h. |
Dung tích bình nhiên liệu | 168 lít (2 bình). |
Trọng lượng
Trọng lượng toàn bộ | 11.300 kg. |
Số chỗ ngồi (gồm cả lái xe) | 29 hoặc 35 chỗ. |
Khung
Khung xe | Được hàn bằng thép đúc, có cấu trúc dạng khung dàn. |
Cửa | Cửa xoay, đóng, mở tự động. |
Kính chắn gió | Kính dạng liền, nhiều lớp. |
Cửa sổ | Kính cường lực trong suốt, cửa liền, có rèm bằng vải. |
Đồng hồ taplo | Có bảng điều khiển sang trọng. |
Động cơ
Nhãn hiệu | Weichai công nghệ châu Âu. |
Kiểu model | WP5.180E41 Euro 4. |
Loại | Diesel, có 4 kỳ và xi lanh thẳng hàng, turbo tăng áp, phun dầu điện tử và làm mát bằng nước. |
Đường kính, hành trình | 108 x 136mm. |
Dung tích xi lanh | 4.980cm3. |
Công suất tối đa | 180Ps/2.100 rpm. |
Momen xoắn cực đại | 780 N.m/1.200 – 1.700 rpm. |
Truyền động (Hộp số)
Kiểu model | FAST 6DS80T. |
Loại | 06 số tiến, 01 số lùi. |
Tỷ số truyền | 6.62 3.73 2.3 1.51 1.0 0.75 R = 6.05. |
Hệ thống điện
Điện áp | 24V. |
Ắc quy | 2 x (12V – 150Ah). |
Điều hòa | 1800 kcal/h. |
Hệ thống lái: Trục vít, ECU, trợ lực thủy lực.
Hệ thống phanh
Hệ thống phanh | Trước/ Sau: Phanh đĩa/ Tang trống, ABS. |
Phanh dừng | Loại tang trống, tác động lên các bánh xe sau. |
Phanh hỗ trợ | Phanh khí xả. |
Lốp – trước/sau
Lốp không săm | Cỡ 9R22.5 (Double Coin). |
Tiện nghi
Thiết bị giải trí | Hệ thống giải trí đa phương tiện 500GB với màn hình LCD tự gập. |
Trang bị
Hệ thống chiếu sáng | Cụm đèn trước và sau kiểu dáng hiện đại, đèn trần LED, có đèn đọc sách. |
Gương | Gương chiếu hậu chỉnh điện, có sấy kính. |
Trang bị tiêu chuẩn khác | Camera lùi. |
Hầm hành lý | Khoang hành lý rộng rãi và thoải mái với ván sàn PVC (18mm), phủ nhôm nhám. |
Hệ thống chữa cháy tự động | Hệ thống chữa cháy tự động trong khoang động cơ. |
Bình chữa cháy | Bình cứu hỏa trong xe: 4kg x 2. |
Sàn xe | Được làm bằng nhựa cao cấp PVC (18mm), phủ nhôm nhám. |
Bảo hành: 24 tháng hoặc 150.000 km (điều kiện nào đến trước thì sẽ thực hiện).
Xe khách 35 chỗ Nova 82Y – 29SA (29 chỗ) và 82Y – 35SA (35 chỗ)
Hệ thống treo: Khí nén.
Giá xe ô tô khách.
- Giá xe khách Nova 82Y – 29SA: 1.618.000.000 VNĐ.
- Giá ô tô khách Nova 82Y – 35SA: 1.638.000.000 VNĐ.
Xe khách Nova 82Y – 29SL (29 chỗ) và 82Y – 35SL (35 chỗ)
Hệ thống treo: Nhíp lá.
Giá ô tô khách Nova
- Giá xe Nova 82Y – 29SL: 1.506.000.000 VNĐ.
- Giá xe Nova 82Y – 35SL: 1.538.000.000 VNĐ.
Hình 1. Xe ô tô chở khách King Long được lắp ráp bởi TCMV
Hình 2. Xe ô tô khách King Long được lắp ráp bởi TCMV
Hình 3. Xe ô tô khách King Long được lắp ráp, sản xuất bởi TCMV
Hình 4. Không gian chỗ ngồi bên trong của xe ô tô chở khách King Long
Hình 6. Động cơ bên trong ô tô khách King Long với 2 bình chữa cháy tự động
Xe ô tô chở khách 29 chỗ Hyundai County
Đây là dòng xe khách khá quen thuộc tại thị trường Việt Nam. Xe có chất lượng bền bỉ, nội thất tiện nghi, tiết kiệm nhiên liệu, giá thành hợp lý,… nên được nhiều công ty vận tải lựa chọn.
- Giá ô tô khách Hyundai County 29 chỗ (dài 7m): 1.080 triệu VNĐ (Giá tham khảo).
- Giá ô tô khách Hyundai County 29 chỗ (dài 7,35m): 1.090 triệu VNĐ (Giá tham khảo).
Hình ảnh xe khách 29 chỗ Hyundai County
Xe ô tô chở khách Thaco
Xe khách Thaco Universe 47 ghế, 41 giường nằm ngày càng khẳng định chỗ đứng của mình tại thị trường Việt Nam. Các dòng xe có kích thước lớn được trang bị hai loại động cơ phổ biến là Weichai và Hyundai. Qua nhiều năm sử dụng, Weichai và Hyundai đã khẳng định được độ ổn định, bền khi chạy đường dài tại Việt Nam.
- Giá xe ô tô 29 chỗ Thaco Town (dài 7m): 1.600 triệu VNĐ (Giá tham khảo).
- Giá xe khách 29 chỗ Thaco Town (dài 7,5m): 1.800 triệu VNĐ (Giá tham khảo).
- Giá 47 chỗ Thaco Universe TB120s (động cơ Hyundai 380Ps): 3.000 triệu VNĐ (Giá tham khảo).
- Giá 47 chỗ Thaco Universe TB120s (động cơ Hyundai 410Ps): 3.200 triệu VNĐ (Giá tham khảo).
- Giá xe 47 chỗ Thaco Universe TB120s (động cơ Weichai): 2.900 triệu VNĐ (Giá tham khảo).
- Giá xe khách 41 giường Thaco Universe TB120SL (động cơ Weichai): 3.000 triệu VNĐ (Giá tham khảo).
- Giá xe khách 41 giường Thaco Universe TB120SL (động cơ Hyundai 380Ps): 3.200 triệu VNĐ (Giá tham khảo).
- Giá xe 41 giường Thaco Universe TB120SL (động cơ Hyundai 410Ps): 3.400 triệu VNĐ (Giá tham khảo).
Hình ảnh xe ô tô khách Thaco
Xe ô tô khách Samco
Ngoài dòng xe khách Thaco, thương hiệu Samco cũng thành công và nổi tiếng tại thị trường Việt Nam. Xe Samco chủ yếu dùng động cơ Isuzu.
- Giá xe 29 chỗ Samco Allegro, động cơ Isuzu ra đời năm 2018: 1.300 triệu VNĐ (Giá tham khảo).
- Giá xe 29 chỗ Samco Felix, động cơ Isuzu ra đời năm 2018: 1.500 triệu VNĐ (Giá tham khảo).
- Giá xe ô tô khách 34 chỗ Samco Felix, động cơ Isuzu ra đời năm 2018: 1.580 triệu VNĐ (Giá tham khảo).
- Giá xe khách 29 chỗ Samco Felix, động cơ Isuzu ra đời năm 2017: 1.410 triệu VNĐ (Giá tham khảo).
- Giá xe 34 chỗ Samco Felix, động cơ Isuzu ra đời năm 2017: 1.420 triệu VNĐ (Giá tham khảo).
- Giá xe ô tô khách 17 chỗ Samco Limousine, động cơ Isuzu ra đời năm 2017: 1.900 triệu VNĐ (Giá tham khảo).
- Giá xe 47 chỗ Samco Wenda, động cơ Isuzu ra đời năm 2017: 3.000 triệu VNĐ (Giá tham khảo).
- Giá xe khách 35 giường nằm Samco Primas, động cơ Hyundai ra đời năm 2017: 3.500 triệu VNĐ (Giá tham khảo).
Hình ảnh xe ô tô chở khách Samco
Qua bài viết trên, bạn đã biết thông tin và bảng giá xe khách tại thị trường Việt Nam. Nếu có nhu cầu kinh doanh xe ô tô chở khách King Long, hãy liên hệ Công ty TNHH Ô tô TC Việt Nam để được báo giá và tư vấn nhanh chóng.
Đối với những ai mới bắt đầu tìm hiểu về xe tải, ô tô sẽ có phần thắc mắc không biết chassis là gì cũng như chưa hiểu về sắt xi. Chassis (sắt xi) là bộ khung của xe và đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc vận hành và di chuyển. Tham khảo một số thông tin liên quan đến chassis là gì trong nội dung bài viết sau!
Contents
Chassis là gì?
“Chassis là gì?” là một trong những câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc khi lần đầu nghe đến khái niệm này hay bắt đầu tìm hiểu về xe ô tô, xe tải. Tuy nhiên, đối với “dân trong ngành” thì câu hỏi chassis hay sắt xi là gì không còn quá xa lạ.
Vậy chassis là gì? Đây là một bộ phận cực kỳ quan trọng của xe tải, ô tô, chassis đóng vai trò như một bộ khung xương vững chắc và có nhiệm vụ nâng đỡ cũng như cố định các bộ phận liên quan khác trên xe.
Những bộ phận cấu tạo chính của chassis là gì? Chassis thường được thiết kế kết hợp với một số hệ thống quan trọng như giảm soc (Suspension), lái (Steering), phanh (Brakes), bánh xe (Tires & Disc Wheels).
Chassis (sắt xi) là bộ phận cực kỳ quan trọng của xe tải, ô tô, đóng vai trò như một bộ khung xương vững chắc
4 Hệ thống này góp phần không nhỏ và quyết định đến sự vững chắc của khung xe tải, xe ô tô. Chassis thường được sản xuất từ vật liệu chính là thép ống chất lượng cao, có thể chịu được tải trọng cực kỳ tốt, điều này giúp duy trì và kéo dài tuổi thọ của xe một cách tối đa.
Phân loại và đặc điểm của chassis là gì?
Chassis hiện nay được thiết kế và sản xuất thành 2 loại chính đó là chassis body on frame và chassis unibody. Vậy, đặc điểm từng loại chassis là gì?
Chassis (sắt xi) body on frame
Chassis body on frame được tạo hình dưới dạng khung rời và là kiểu thiết kế đã ra đời từ khá lâu. Nhìn vào chassis body on frame sẽ thấy phần khung và thân xe không được nối liền mà tách rời nhau. Khung xe được thiết kế với hình dáng như một chiếc thang và phần thân đặt tại một vị trí cố định trên đó.
Ưu điểm của chassis body on frame
Đây là kiểu thiết kế được ra đời từ lâu, thế nên cấu tạo được đánh giá là khá đơn giản, dễ dàng chỉnh sửa cũng như thuận tiện trong việc dựng khung, lắp ghép.
Tiếng ồn khi vận hành đối với xe sử dụng chassis body on frame thường không nhiều nhờ lớp cao su đệm được trang bị ở giữa thân xe. Các bu lông đính kèm cũng góp phần giảm đi lượng lớn âm thanh có thể phát ra khi động cơ xe hoạt động.
Xe tải thiết kế chassis body on frame rất dễ sửa chữa, trùng tu sau khi bị tai nạn, hỏng hóc do va chạm.
Khung xe thiết kế theo dạng hình thang giúp tăng thêm khả năng chống xoắn khi tải nặng, đảm bảo an toàn cho người cũng như tuổi thọ xe.
Vì được làm bằng thép chất lượng cao, không gỉ nên ít xảy ra hiện tượng hỏng hóc do quá trình oxy hóa gây ra.
Mẫu chassis của xe King Long được thiết kế tại Công ty TNHH Ô tô TC Việt Nam
Nhược điểm kiểu body on frame của chassis là gì?
Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng chassis body on frame cũng mang một số khuyết điểm. Vậy, nhược điểm của chassis là gì?
- Kiểu chassis này thường có khối lượng khá lớn khi so với unibody. Đem lại hiệu suất làm việc có phần kém hơn cũng như không tiết kiệm nhiên liệu bằng.
- Các loại xe tải dùng chassis body on frame thường không được thiết kế phần cản sau, thế nên khả năng bảo vệ xe khỏi các va chạm, tác động lực từ môi trường có thể giảm đi rất nhiều.
Các mẫu xe sử dụng kiểu body on frame của chassis là gì?
Mang những ưu và nhược điểm riêng, từ lúc ra đời đến nay, loại chassis body on frame này đã có mặt ở rất nhiều dòng xe của các hãng lớn, nhỏ trên thế giới, có thể kể đến như:
- Dòng SUV: Ford Everest, Toyota Fortuner,…
- Dòng Pickup: Toyota Hilux, Ford Ranger,…
- Dòng xe khách: King Long, Daewoo…
Sau khi đã nắm rõ được kiểu body on frame của chassis là gì cũng như ưu và nhược điểm, cùng tìm hiểu tiếp loại còn lại trong nội dung tiếp theo nhé!
Chassis (sắt xi) unibody
Nền khoa học công nghệ, kỹ thuật phát triển chính là tiền đề cho sự ra đời của chassis unibody. Ngược lại với kiểu body on frame, chassis unibody có kết cấu nối liền các bộ phận như sàn, chassis và thân xe để tạo thành một thể thống nhất.
Ưu điểm kiểu unibody của chassis là gì?
Chassis unibody được đánh giá là có trọng lượng nhẹ nên cho hiệu suất hoạt động cao. Đồng thời, kiểu chassis này cũng rất tiết kiệm nhiên liệu khi vận hành.
Có khả năng hấp thụ xung lực tốt tạo nên độ bền cực cao. Ngoài ra, thân xe còn có thể được bẻ cong theo tùy chỉnh của người thiết kế nhằm mục đích đảm bảo sự an toàn.
Bên cạnh đó, vì thiết kế sàn xe nối liền với chassis nên trọng tâm sẽ thấp hơn, giảm áp lực và tạo sự ổn định cho xe khi vào cua. Thiết kế liền mạch theo một thể thống nhất này cũng giúp tài xế dễ dàng trong việc ra, vào xe.
Chassis unibody đang chuẩn bị để đưa vào lắp ráp động cơ
Nhược điểm kiểu unibody của chassis là gì?
Vì thiết kế liền mạch giữa các bộ phận sàn, chassis và thân xe, thế nên khi xảy ra sự cố va chạm, hư hỏng hay biến dạng thì rất khó sửa chữa. Chi phí cho việc bảo hành, bảo trì xe có chassis unibody cũng khá cao do quy trình thực hiện phức tạp.
Khả năng chịu tải của xe có thiết kế chassis unibody cũng không được cao.
Các mẫu xe sử dụng kiểu chassis unibody
Các mẫu xe tải, ô tô dân dụng hiện đại ngày nay hầu hết được ứng dụng kiểu chassis unibody cho thiết kế bởi những ưu điểm kể trên.
Một số mẫu xe ứng dụng chassis unibody phổ biến có thể kể đến đó là dòng Sedan, Hatchback, MPV đa dụng.
Vai trò trong xe tải của chassis là gì?
Dù là ứng dụng kiểu body on frame hay unibody thì chassis cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong kết cấu của một chiếc xe tải. Như đã đề cập, chassis nói nôm na là “bộ khung xương” giữ cho mọi hệ thống, bộ phận khác được hoạt động ổn định cũng như giúp xe chịu được tải trọng lớn khi chở hàng. Để có được điều đó, vấn đề đòi hỏi hàng đầu ở một bộ khung chassis đó là sự vững chắc, bền bỉ.
Một bộ khung chassis chắc chắn, bền bỉ không chỉ có thể chịu tải trọng tốt, kéo dài tuổi thọ xe mà còn bảo vệ cho sự an toàn của người ngồi bên trong cabin trong quá trình di chuyển.
Cách để bảo vệ và kéo dài tuổi thọ chassis là gì?
Khung chassis nếu muốn kéo dài tuổi thọ và sử dụng được dài lâu thì người vận hành cần quan tâm đến một số lưu ý sau:
- Mỗi xe đều có một định mức về tải trọng giới hạn, tài xế không nên chở quá số lượng cho phép. Bởi lượng hàng hóa quá tải trọng thiết kế đè lên phần khung chassis trong thời gian dài sẽ rất dễ dẫn đến biến dạng, nứt, gãy.
- Khi di chuyển, tài xế phải luôn trong tình trạng tỉnh táo, thoải mái để vận hành xe một cách thật cẩn trọng. Điều này sẽ tránh được những va chạm xảy ra làm ảnh hưởng đến tính mạng con người, cũng như tuổi thọ của khung chassis.
- Lớp sơn chống gỉ sét bên ngoài chassis cần được kiểm tra và quét bảo vệ thường xuyên, tránh để bong tróc, lộ sắt, thép ra ngoài và bị ăn mòn bởi các yếu tố oxy hóa.
Vậy, khách hàng đã hiểu rõ chassis là gì chưa? Hy vọng với những thông tin hữu ích trong bài về sắt xi – “linh hồn” của xe tải sẽ giúp khách hàng có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc lựa chọn cũng như bảo trì xe tải trong suốt quá trình vận hành.
Nếu có ý định tìm mua xe ô tô khách, xe khách 29 chỗ hay xe tải, khách hàng có thể liên hệ đến Công ty TNHH Ô tô TC Việt Nam để được tư vấn về dòng xe King Long uy tín, chất lượng cao.
Bộ Giao thông Vận tải vừa xây dựng dự thảo kế hoạch tổ chức hoạt động vận tải hành khách (lần 2) của 5 lĩnh vực gồm đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không trong thời gian các địa phương nới lỏng biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.
Theo đó, để khôi phục lại hoạt động vận tải hành khách phù hợp với từng bước nới lỏng biện pháp phòng, chống dịch COVID-19; tạo điều kiện để vận chuyển hành khách phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, bảo đảm an toàn, liên thông, thống nhất giữa các tỉnh, thành phố, ngày 21.9, Bộ Giao thông Vận tải đã xây dựng dự thảo kế hoạch tổ chức hoạt động vận tải hành khách của 5 lĩnh vực trong thời gian các địa phương nới lỏng biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.
Tính đến ngày 24.9, Bộ Giao thông Vận tải đã nhận được 17 ý kiến góp ý của một Hiệp hội và 15 địa phương cùng với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (chưa có Bộ, ngành nào có ý kiến).
Vì nhu cầu hoàn thiện và triển khai kế hoạch là rất cấp bách, Bộ Giao thông Vận tải đã tổ chức tiếp thu, hoàn thiện dự thảo (lần 2) và chính thức có văn bản đề nghị Bộ Y tế có ý kiến góp ý đối với dự thảo này và gửi về trước 11h ngày 27.9 để Bộ Giao thông Vận tải tiếp thu, hoàn thiện và ban hành kế hoạch.
Đáng chú ý, bản dự thảo lần 2 ban hành đã có nhiều quy định mới so với trước đó. Cụ thể, trong dự thảo kế hoạch tổ chức hoạt động vận tải hành khách của 5 lĩnh vực, Bộ Giao thông Vận tải đưa ra kịch bản tại các nơi đang thực hiện Chỉ thị 16 sẽ không tổ chức hoạt động vận tải khách (trừ các trường hợp được cấp có thẩm cho phép), tuy nhiên, sân bay, nhà ga đường sắt vẫn được hoạt động và tiếp nhận khách để đi, đến các địa phương khác không áp dụng Chỉ thị 16.
Tại các nơi đang thực hiện Chỉ thị 15 và 19 được tổ chức vận tải khách theo mức độ hạn chế tỉ lệ % xe kinh doanh vận tải, hành khách của từng phương thức vận tải, trong khi ở các địa phương đang thực hiện mức độ bình thường mới sẽ tổ chức vận tải khách hoạt động bình thường với hai phương án được đưa ra.
Ngoài ra, điểm mới nhất của dự thảo này chính là bỏ 2 phương án quy định đối với hành khách đồng thời bỏ quy định về tiêm vaccine, thay vào đó chỉ yêu cầu hành khách khi đi trên phương tiện vận tải (đi, đến địa phương hoặc địa bàn đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 15, Chỉ thị số 19) phải thực hiện nghiêm “Nguyên tắc 5K”; khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế, khai báo trên địa chỉ suckhoe.dancuquocgia.gov.vn; thực hiện quy định về phòng, chống dịch COVID-19 đối với người tham gia giao thông theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Đối với đơn vị kinh doanh vận tải, yêu cầu xét nghiệm SARS-CoV-2 định kỳ 14 ngày/lần cho lái xe và nhân viên phục vụ trên xe. Lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phải tiêm vaccine hoặc có xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 (theo phương pháp RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên) được thực hiện trong vòng 72 giờ (kể từ khi nhận kết quả) hoặc theo thời hạn khác do Bộ Y tế quy định.
Bên cạnh đó, dự thảo cũng đưa ra các phương án cụ thể cho từng lĩnh vực vận tải như đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không, trong đó quy định về giới hạn tần suất chuyến, số lượng khách/chuyến và lộ trình nới lỏng dần theo các giai đoạn.
Nếu dự thảo lần 2 này được thông qua, Bộ Giao thông Vận tải cũng đưa ra mốc dự kiến kế hoạch có hiệu lực kể từ ngày 1.10.2021.
Theo Báo Lao động
Đối với những ai mới bắt đầu tìm hiểu về xe tải, ô tô sẽ có phần thắc mắc không biết chassis là gì cũng như chưa hiểu về sắt xi. Chassis (sắt xi) là bộ khung của xe và đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc vận hành và di chuyển. Tham khảo một số thông tin liên quan đến chassis là gì trong nội dung bài viết sau!
Contents
Chassis là gì?
“Chassis là gì?” là một trong những câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc khi lần đầu nghe đến khái niệm này hay bắt đầu tìm hiểu về xe ô tô, xe tải. Tuy nhiên, đối với “dân trong ngành” thì câu hỏi chassis hay sắt xi là gì không còn quá xa lạ.
Vậy chassis là gì? Đây là một bộ phận cực kỳ quan trọng của xe tải, ô tô, chassis đóng vai trò như một bộ khung xương vững chắc và có nhiệm vụ nâng đỡ cũng như cố định các bộ phận liên quan khác trên xe.
Những bộ phận cấu tạo chính của chassis là gì? Chassis thường được thiết kế kết hợp với một số hệ thống quan trọng như giảm soc (Suspension), lái (Steering), phanh (Brakes), bánh xe (Tires & Disc Wheels).
Chassis (sắt xi) là bộ phận cực kỳ quan trọng của xe tải, ô tô, đóng vai trò như một bộ khung xương vững chắc
4 Hệ thống này góp phần không nhỏ và quyết định đến sự vững chắc của khung xe tải, xe ô tô. Chassis thường được sản xuất từ vật liệu chính là thép ống chất lượng cao, có thể chịu được tải trọng cực kỳ tốt, điều này giúp duy trì và kéo dài tuổi thọ của xe một cách tối đa.
Phân loại và đặc điểm của chassis là gì?
Chassis hiện nay được thiết kế và sản xuất thành 2 loại chính đó là chassis body on frame và chassis unibody. Vậy, đặc điểm từng loại chassis là gì?
Chassis (sắt xi) body on frame
Chassis body on frame được tạo hình dưới dạng khung rời và là kiểu thiết kế đã ra đời từ khá lâu. Nhìn vào chassis body on frame sẽ thấy phần khung và thân xe không được nối liền mà tách rời nhau. Khung xe được thiết kế với hình dáng như một chiếc thang và phần thân đặt tại một vị trí cố định trên đó.
Ưu điểm của chassis body on frame
Đây là kiểu thiết kế được ra đời từ lâu, thế nên cấu tạo được đánh giá là khá đơn giản, dễ dàng chỉnh sửa cũng như thuận tiện trong việc dựng khung, lắp ghép.
Tiếng ồn khi vận hành đối với xe sử dụng chassis body on frame thường không nhiều nhờ lớp cao su đệm được trang bị ở giữa thân xe. Các bu lông đính kèm cũng góp phần giảm đi lượng lớn âm thanh có thể phát ra khi động cơ xe hoạt động.
Xe tải thiết kế chassis body on frame rất dễ sửa chữa, trùng tu sau khi bị tai nạn, hỏng hóc do va chạm.
Khung xe thiết kế theo dạng hình thang giúp tăng thêm khả năng chống xoắn khi tải nặng, đảm bảo an toàn cho người cũng như tuổi thọ xe.
Vì được làm bằng thép chất lượng cao, không gỉ nên ít xảy ra hiện tượng hỏng hóc do quá trình oxy hóa gây ra.
Mẫu chassis của xe King Long được thiết kế tại Công ty TNHH Ô tô TC Việt Nam
Nhược điểm kiểu body on frame của chassis là gì?
Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng chassis body on frame cũng mang một số khuyết điểm. Vậy, nhược điểm của chassis là gì?
- Kiểu chassis này thường có khối lượng khá lớn khi so với unibody. Đem lại hiệu suất làm việc có phần kém hơn cũng như không tiết kiệm nhiên liệu bằng.
- Các loại xe tải dùng chassis body on frame thường không được thiết kế phần cản sau, thế nên khả năng bảo vệ xe khỏi các va chạm, tác động lực từ môi trường có thể giảm đi rất nhiều.
Các mẫu xe sử dụng kiểu body on frame của chassis là gì?
Mang những ưu và nhược điểm riêng, từ lúc ra đời đến nay, loại chassis body on frame này đã có mặt ở rất nhiều dòng xe của các hãng lớn, nhỏ trên thế giới, có thể kể đến như:
- Dòng SUV: Ford Everest, Toyota Fortuner,…
- Dòng Pickup: Toyota Hilux, Ford Ranger,…
- Dòng xe khách: King Long, Daewoo…
Sau khi đã nắm rõ được kiểu body on frame của chassis là gì cũng như ưu và nhược điểm, cùng tìm hiểu tiếp loại còn lại trong nội dung tiếp theo nhé!
Chassis (sắt xi) unibody
Nền khoa học công nghệ, kỹ thuật phát triển chính là tiền đề cho sự ra đời của chassis unibody. Ngược lại với kiểu body on frame, chassis unibody có kết cấu nối liền các bộ phận như sàn, chassis và thân xe để tạo thành một thể thống nhất.
Ưu điểm kiểu unibody của chassis là gì?
Chassis unibody được đánh giá là có trọng lượng nhẹ nên cho hiệu suất hoạt động cao. Đồng thời, kiểu chassis này cũng rất tiết kiệm nhiên liệu khi vận hành.
Có khả năng hấp thụ xung lực tốt tạo nên độ bền cực cao. Ngoài ra, thân xe còn có thể được bẻ cong theo tùy chỉnh của người thiết kế nhằm mục đích đảm bảo sự an toàn.
Bên cạnh đó, vì thiết kế sàn xe nối liền với chassis nên trọng tâm sẽ thấp hơn, giảm áp lực và tạo sự ổn định cho xe khi vào cua. Thiết kế liền mạch theo một thể thống nhất này cũng giúp tài xế dễ dàng trong việc ra, vào xe.
Chassis unibody đang chuẩn bị để đưa vào lắp ráp động cơ
Nhược điểm kiểu unibody của chassis là gì?
Vì thiết kế liền mạch giữa các bộ phận sàn, chassis và thân xe, thế nên khi xảy ra sự cố va chạm, hư hỏng hay biến dạng thì rất khó sửa chữa. Chi phí cho việc bảo hành, bảo trì xe có chassis unibody cũng khá cao do quy trình thực hiện phức tạp.
Khả năng chịu tải của xe có thiết kế chassis unibody cũng không được cao.
Các mẫu xe sử dụng kiểu chassis unibody
Các mẫu xe tải, ô tô dân dụng hiện đại ngày nay hầu hết được ứng dụng kiểu chassis unibody cho thiết kế bởi những ưu điểm kể trên.
Một số mẫu xe ứng dụng chassis unibody phổ biến có thể kể đến đó là dòng Sedan, Hatchback, MPV đa dụng.
Vai trò trong xe tải của chassis là gì?
Dù là ứng dụng kiểu body on frame hay unibody thì chassis cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong kết cấu của một chiếc xe tải. Như đã đề cập, chassis nói nôm na là “bộ khung xương” giữ cho mọi hệ thống, bộ phận khác được hoạt động ổn định cũng như giúp xe chịu được tải trọng lớn khi chở hàng. Để có được điều đó, vấn đề đòi hỏi hàng đầu ở một bộ khung chassis đó là sự vững chắc, bền bỉ.
Một bộ khung chassis chắc chắn, bền bỉ không chỉ có thể chịu tải trọng tốt, kéo dài tuổi thọ xe mà còn bảo vệ cho sự an toàn của người ngồi bên trong cabin trong quá trình di chuyển.
Cách để bảo vệ và kéo dài tuổi thọ chassis là gì?
Khung chassis nếu muốn kéo dài tuổi thọ và sử dụng được dài lâu thì người vận hành cần quan tâm đến một số lưu ý sau:
- Mỗi xe đều có một định mức về tải trọng giới hạn, tài xế không nên chở quá số lượng cho phép. Bởi lượng hàng hóa quá tải trọng thiết kế đè lên phần khung chassis trong thời gian dài sẽ rất dễ dẫn đến biến dạng, nứt, gãy.
- Khi di chuyển, tài xế phải luôn trong tình trạng tỉnh táo, thoải mái để vận hành xe một cách thật cẩn trọng. Điều này sẽ tránh được những va chạm xảy ra làm ảnh hưởng đến tính mạng con người, cũng như tuổi thọ của khung chassis.
- Lớp sơn chống gỉ sét bên ngoài chassis cần được kiểm tra và quét bảo vệ thường xuyên, tránh để bong tróc, lộ sắt, thép ra ngoài và bị ăn mòn bởi các yếu tố oxy hóa.
Vậy, khách hàng đã hiểu rõ chassis là gì chưa? Hy vọng với những thông tin hữu ích trong bài về sắt xi – “linh hồn” của xe tải sẽ giúp khách hàng có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc lựa chọn cũng như bảo trì xe tải trong suốt quá trình vận hành.
Nếu có ý định tìm mua xe ô tô khách, xe khách 29 chỗ hay xe tải, khách hàng có thể liên hệ đến Công ty TNHH Ô tô TC Việt Nam để được tư vấn về dòng xe King Long uy tín, chất lượng cao.
Động cơ xe khách là bộ phận có nhiệm vụ chuyển hóa nhiên liệu thành động năng làm di chuyển xe. Động cơ xe có cấu tạo và nguyên lý hoạt động đặc biệt. Vậy, động cơ xe khách là gì? Cấu tạo và nguyên lý ra sao? Tham khảo bài viết sau để hiểu hơn về loại động cơ không thể thiếu trong xe khách này nhé!
Contents
Động cơ xe khách là gì?
Động cơ xe khách là bộ phận quan trọng có chức năng chuyển hóa nhiên liệu thành động năng như xăng, dầu, khí đốt. Người ta thường chia động cơ xe khách ra làm hai loại chính là động cơ đốt trong và đốt ngoài.
Trong mỗi loại động cơ của xe khách còn được chia thành nhiều kiểu khác nhau, mang những ưu và nhược điểm riêng.
Trong động cơ đốt trong, có một số loại như động cơ chạy xăng, diesel, tuabin khí, động cơ xoay, 4 kỳ,…
Đối với động cơ đốt ngoài có một số loại cơ bản như hơi nước và Stirling.
Động cơ đốt ngoài chạy bằng hơi nước là phát minh vĩ đại của nhân loại, mở ra nền công nghiệp sản xuất, vận chuyển rực rỡ. Đây cũng chính là tiền đề cho những phát minh, sáng tạo về động cơ đốt trong phổ biến như ngày nay.
Các loại xe khách, ô tô, xe máy hiện nay hầu hết đều ứng dụng động cơ đốt trong bởi đặc điểm nhỏ, gọn, dễ dàng tiếp nhiên liệu và hiệu suất biến năng lượng thành động năng cực kỳ cao. Động cơ đốt trong khắc phục được hoàn toàn những khuyết điểm còn tồn tại của động cơ đốt ngoài như mất thời gian tiếp than, nhiên liệu, két nước cồng kềnh,…
Động cơ xe khách là một bộ phận quan trọng có chức năng chuyển hóa nhiên liệu thành động năng như xăng, dầu, khí đốt
Cấu tạo động cơ của xe khách
Như đã đề cập, các loại xe khách, ô tô, xe máy ngày nay đều ứng dụng động cơ đốt trong để hoạt động. Chính vì vậy, nội dung sau chỉ đề cập đến cấu tạo cơ bản của loại động cơ này trong xe khách.
Bộ phận chính của động cơ xe khách bao gồm xi lanh, pittông, bugi, van, trục cam, trục khuỷu,… Tất cả sẽ được giới thiệu chi tiết trong phần tiếp theo.
Xi lanh trong động cơ xe khách
Hầu hết các loại xe khách, ô tô hiện nay đều được thiết kế với 4, 6 hoặc 8 xi lanh với hệ thống pittông di chuyển lên, xuống bên trong. Động cơ có nhiều xi lanh như thế này thường được sắp xếp theo ba kiểu chính đó là hàng dọc, ngang hoặc chữ V.
Bugi trong động cơ xe khách
Bugi trong động cơ của xe khách là một bộ phận cực kỳ quan trọng, có nhiệm vụ tạo ra tia lửa điện để đốt hỗn hợp khí và nhiên liệu được nạp vào trong xi lanh. Tia lửa điện được bugi tạo ra vào cuối kỳ nén để tạo hiệu suất chuyển hóa động năng tối đa.
Van trong động cơ
Van hay còn gọi là xupap được thiết kế đóng, mở đúng thời điểm để cấp nhiên liệu và thoát khí thải ra bên ngoài. Cụ thể là van sẽ đóng kín trong kỳ nén, đốt và hoạt động nhờ vào hệ thống trục cam.
Trục cam trong động cơ xe khách
Trục cam có nhiệm vụ điều khiển van đóng, mở để tiếp nhiên liệu cho động cơ, trong đó, các mấu cam khi quay sẽ đẩy van xuống để mở ra.
Hiện nay có hai loại trục cam chính đó là đơn và kép. Trục cam đơn có nhiệm vụ điều khiển sự đóng, mở của cả hai van hút và xả. Trục cam kép sẽ điều khiển hai van hút, xả riêng biệt.
Mỗi loại có ưu, nhược điểm và phù hợp với từng kiểu động cơ, yêu cầu thiết kế riêng.
Trục cam trong động cơ xe khách
Trục khuỷu của động cơ xe khách
Trục khuỷu có nhiệm vụ biến đổi chuyển động tịnh tiến của pittông thành chuyển động quay. Đóng vai trò như trục ở bộ bánh vít – trục vít.
Động cơ xe khách hoạt động ra sao?
Hiểu một cách đơn giản về nguyên lý hoạt động của động cơ xe khách đó là chuyển đổi năng lượng từ nhiên liệu thành động năng, từ đó tạo ra các chuyển động của trục làm xe di chuyển. Tuy nhiên, bên trong động cơ lại là các chuỗi hoạt động liên tiếp, phục vụ cho việc di chuyển của xe.
Theo đó, năng lượng xăng hoặc diesel sẽ được đốt cháy trong không gian nhỏ, khép kín, sinh ra sự giãn nở của không khí và tạo ra một lượng lớn năng lượng.
Sự thay đổi áp suất khí bên trong động cơ khi nhiệt độ tăng sẽ tác dụng lên pittông, làm bộ phận này di chuyển.
Hầu hết các động cơ xe khách, ô tô hiện nay đều có 4 chu kỳ để chuyển đổi nhiên liệu thành năng lượng chuyển động. Người ta còn gọi đó là động cơ 4 thì, bao gồm các chu kỳ nạp, nén, đốt và xả.
- Chu kỳ thứ nhất – nạp: Van mở ra và cho phép hỗn hợp không khí và nhiên liệu nạp vào cylinder trong lúc pittông chuyển động lên, xuống hoặc qua lại.
- Chu kỳ thứ hai – nén: Pittông ở chu kỳ này có nhiệm vụ nén hỗn hợp khí và nhiên liệu trong cylinder trong quá trình chuyển động. Ở cuối kỳ này, hỗn hợp khí và nhiên liệu xăng được đốt cháy để tạo nhiệt từ bugi đánh tia lửa điện, còn đối với diesel sẽ tự bốc cháy.
- Chu kỳ thứ ba – đốt: Khi hỗn hợp không khí và nhiên liệu bị đốt cháy sẽ tạo ra một lượng nhiệt lớn, làm áp suất tăng lên và cuối cùng là khiến pittông chuyển động tịnh tiến từ điểm chết trên đến điểm chết dưới. Chuyển động này truyền đến trục khuỷu và biến đổi thành chuyển động quay.
- Chu kỳ thứ tư – xả: Ở chu kỳ này, pittong vẫn duy trì hoạt động lên, xuống để giúp van mở ra, đẩy khí từ cylinder qua ống xả và thải ra bên ngoài.
Động cơ xe khách, ô tô hiện nay đều có 4 chu kỳ để chuyển đổi nhiên liệu thành năng lượng chuyển động
Động cơ Weichai – King Long ưu việt
Động cơ Weichai là một trong những loại động cơ được sử dụng phổ biến trên Thế giới và cũng là loại động cơ được sử dụng phổ biến trên các sản phẩm như ô tô, máy móc xây dựng, hệ thống truyền thông và du thuyền. Tháng 9 năm 2012, Weichai Power, một công ty con của tập đoàn đã ký một thỏa thuận hợp tác chiến lược với một công ty hàng đầu thế giới về công nghệ thủy lực. Đây cũng là một trong những nhà sản xuất xe nâng công nghiệp hàng đầu thế giới. Sự hợp tác này đánh dấu sự cải tiến mạnh mẽ về công nghệ cũng như tên tuổi của động cơ Weichai, giúp cho động cơ này khẳng định được chất lượng trên thị trường quốc tế.
Động cơ Weichai ngày càng cải tiến và chiếm được thiện cảm của các nhà sản xuất xe với các đặc điểm nổi bật như:
- Thể tích nhỏ
- Trọng lượng nhẹ
- Công suất lớn
- Vận hành ổn định
- Độ bền cao
Tại Việt Nam, King Long NOVA 82Y là một trong những chiếc xe nổi bật được sử dụng động cơ Weichai WP5.180E41, đạt tiêu chuẩn khí thải Euro 4. Bên cạnh đó, loại động cơ này cũng đem đến hiệu năng cao so với nhiều đối thủ cùng phân khúc khi sở hữu 4 xilanh thẳng hàng, làm mát bằng nước, turbo tăng áp và phun dầu điện tử, mang đến hiệu năng ấn tượng, nhất là khi khởi động và tăng tốc.
Bình chữa cháy tự động trong khoang động cơ xe King Long
Động cơ xe khách đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc biến nhiên liệu thành động năng giúp xe di chuyển. Động cơ xe khách có cấu tạo và nguyên lý hoạt động đơn giản, không quá khó hiểu, giúp khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn, tham khảo các dòng xe khách. Nếu khách hàng có ý định tìm mua xe ô tô khách, xe khách 29 chỗ hãy liên hệ ngay với Công ty TNHH Ô tô TC Việt Nam để được tư vấn và chăm sóc tận tình!
Tất cả các phương tiện được cấp giấy lưu hành và di chuyển trên đường bộ đều bắt buộc phải nộp phí đường bộ. Phí đường bộ được thu nhằm mục đích bảo trì, sửa chữa hay nâng cấp cơ sở hạ tầng, đường sá, giúp việc lưu thông thuận lợi, nhanh chóng và an toàn hơn. Tìm hiểu thêm về loại phí này trong nội dung bài viết sau!
Contents
Phí đường bộ là gì?
Phí đường bộ là một loại phí bắt buộc phải đóng đối với tất cả các phương tiện khi lưu thông trên đường bộ. Phí này sẽ được dùng vào việc sửa chữa, bảo trì cũng như nâng cấp cơ sở hạ tầng, đường sá, nhằm phục vụ cho mục đích lưu thông của tất cả các loại xe cộ đã đóng phí được thuận tiện và dễ dàng hơn. Vì vậy, loại phí này còn được gọi là phí bảo trì đường bộ. Tất cả các tài xế khi điều khiển xe cộ lưu thông đều có trách nhiệm và nghĩa vụ đóng phí đường bộ theo quy định.
Sau khi đã đóng đầy đủ phí đường bộ, mỗi xe sẽ được cấp một tem chứng nhận và dán vào vị trí kính chắn gió ở phía đầu xe. Toàn bộ thông tin về thời gian đóng phí đường bộ cho lần tiếp theo sẽ được thể hiện rõ trên tem, điều này giúp tài xế dễ dàng theo dõi.
Phí đường bộ là một loại phí bắt buộc phải đóng đối với tất cả các phương tiện khi lưu thông trên đường bộ
Ngoài ra, sau khi nộp phí đường bộ, chủ xe cũng được cấp tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng với mức phí đã nộp.
Bên cạnh đó, chủ xe cần phân biệt rõ phí bảo trì đường bộ (phí sử dụng đường bộ) và phí cầu đường. Hai loại phí này hoàn toàn khác nhau, có thể phân biệt đơn giản bằng hình thức nộp tiền. Trong khi phí bảo trì đường bộ được nộp tại trạm đăng kiểm theo chu kỳ thì phí cầu đường sẽ nộp tại các BOT (trạm thu phí) trên đường. Phí cầu đường sẽ được nộp nhiều lần vào thời điểm xe đi qua trạm. Mục đích của loại phí này đó là bù lại chi phí mà Nhà nước đã bỏ ra để làm đường.
Nói tóm lại, phương tiện muốn lưu thông trên đường thì cần phải nộp đầy đủ hai loại phí trên.
Những phương tiện cần phải nộp phí đường bộ
Theo khoản 1, Điều 2 của Thông tư 293/2016/TT-BTC về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ như sau:
Đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ là các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đã đăng ký lưu hành (có giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe), bao gồm: xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự (sau đây gọi chung là ô tô).
Cũng tại khoản 1, Điều 2 của Thông tư này có quy định rõ về các loại xe không phải nộp phí đường bộ, cụ thể như sau:
- Bị hủy hoại do tai nạn hoặc thiên tai.
- Bị tịch thu hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe.
- Bị tai nạn đến mức không thể tiếp tục lưu hành, phải sửa chữa từ 30 ngày trở lên.
- Xe kinh doanh vận tải thuộc các hợp tác xã, doanh nghiệp kinh doanh vận tải tạm dừng lưu hành liên tục từ 30 ngày trở lên.
- Xe ô tô không tham gia giao thông, không sử dụng đường thuộc hệ thống giao thông đường bộ, chỉ sử dụng trong phạm vi đất thuộc quản lý của doanh nghiệp, hợp tác xã như: nhà ga, cảng, khu khai thác khoáng sản, nông, lâm nghiệp và xe ô tô dùng để sát hạch của tổ chức đào tạo dạy nghề lái xe.
- Xe ô tô đăng ký, đăng kiểm tại Việt Nam nhưng hoạt động tại nước ngoài liên tục từ 30 ngày trở lên.
- Xe ô tô bị mất trộm trong thời gian từ 30 ngày trở lên.
Ô tô là một trong những phương tiện bắt buộc phải nộp phí đường bộ
Ngoài ra, miễn phí đường bộ với các xe như: xe chữa cháy, xe cứu thương, xe chuyên dùng phục vụ quốc phòng, xe chuyên dùng phục vụ tang lễ, xe chuyên dùng phục vụ an ninh của lực lượng công an.
Theo khoản 5, Điều 3 Thông tư 293/2016/TT-BTC về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ.
Biểu mức thu phí sử dụng đường bộ cập nhật mới nhất năm 2021
Tại Phụ lục số 01 được ban hành kèm theo Thông tư số 133/2014/TT-BTC ngày 11/9/2014 của Bộ Tài chính có biểu mức thu phí sử dụng đường bộ cụ thể như sau:
STT
| Loại phương tiện chịu phí | Mức thu (nghìn đồng) | ||||||
1 tháng | 3 tháng | 6 tháng | 12 tháng | 18 tháng | 24 tháng | 30 tháng | ||
1 | Xe chở người dưới 10 chỗ đăng ký tên cá nhân. | 130 | 390 | 780 | 1.560 | 2.280 | 3.000 | 3.660 |
2 | Xe chở người dưới 10 chỗ (trừ xe đăng ký tên cá nhân); xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ dưới 4.000 kg; các loại xe buýt vận tải hành khách công cộng; xe chở hàng 4 bánh có gắn động cơ. | 180 | 540 | 1.080 | 2.160 | 3.150 | 4.150 | 5.070 |
3 | Xe ô tô khách chở người từ 10 chỗ đến dưới 25 chỗ; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 4.000 kg đến dưới 8.500 kg. | 270 | 810 | 1.620 | 3.240 | 4.730 | 6.220 | 7.600 |
4 | Xe chở người từ 25 chỗ đến dưới 40 chỗ; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 8.500 kg đến dưới 13.000 kg. | 390 | 1.170 | 2.340 | 4.680 | 6.830 | 8.990 | 10.970 |
5 | Xe chở người từ 40 chỗ trở lên; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 13.000 kg đến dưới 19.000 kg; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo đến dưới 19.000 kg. | 590 | 1.770 | 3.540 | 7.080 | 10.340 | 13.590 | 16.600 |
6 | Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 19.000 kg đến dưới 27.000 kg; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 19.000 kg đến dưới 27.000 kg. | 720 | 2.160 | 4.320 | 8.640 | 12.610 | 16.590 | 20.260 |
7 | Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 27.000 kg trở lên; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 27.000 kg đến dưới 40.000 kg. | 1.040 | 3.120 | 6.240 | 12.480 | 18.220 | 23.960 | 29.270 |
8 | Xe ô tô đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 40.000 kg trở lên. | 1.430 | 4.290 | 8.580 | 17.160 | 25.050 | 32.950 | 40.240 |
Ghi chú: – Mức thu của 01 tháng năm thứ 2 (từ tháng thứ 13 đến tháng thứ 24 tính từ khi đăng kiểm và nộp phí) bằng 92% mức phí của 01 tháng trong Biểu nêu trên. – Mức thu của 01 tháng năm thứ 3 (từ tháng thứ 25 đến tháng thứ 30 tính từ khi đăng kiểm và nộp phí) bằng 85% mức phí của 01 tháng trong Biểu nêu trên. – Thời gian tính phí theo Biểu nêu trên tính từ khi đăng kiểm xe, không bao gồm thời gian của chu kỳ đăng kiểm trước. Trường hợp chủ phương tiện chưa nộp phí của chu kỳ trước thì phải nộp bổ sung tiền phí của chu kỳ trước, số tiền phải nộp = mức thu 01 tháng x số tháng phải nộp của chu kỳ trước. – Khối lượng toàn bộ là: Khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông ghi trên giấy chứng nhận kiểm định của phương tiện. |
Biểu mức thu phí đường bộ theo Thông tư số 133/2014/TT-BTC ngày 11/9/2014 của Bộ Tài chính
Quy trình thu phí sử dụng đường bộ
Theo Thông tư số 133/2014/TT-BTC ngày 11/9/2014 của Bộ Tài chính có quy định về quy trình thu phí sử dụng đường bộ bằng 2 hình thức tiền mặt và chuyển khoản được tóm tắt như sau:
Quy trình thu phí sử dụng đường bộ bằng tiền mặt
- Bước 1: Chủ xe nộp hồ sơ kiểm định và nộp phí kiểm định an toàn. Trường hợp xe không đủ điều kiện thì kiểm định lại.
- Bước 2: Nếu đã đạt yêu cầu kiểm định thì nhân viên thu phí sẽ tiến hành nhập thông tin cá nhân do chủ xe cung cấp vào Tờ khai phí sử dụng đường bộ theo mẫu ở Phụ lục số 03 (đối với xe ô tô), số 04 (đối với xe mô tô).
- Bước 3: Chủ xe kiểm tra lại thông tin trên tờ khai đã được nhân viên thu phí nhập vào ở bước 2, sau đó ký tên rồi nộp phí.
- Bước 4: Nhận tem kiểm định, biên lai nộp phí sử dụng đường bộ và giấy chứng nhận.
Đây là các bước đối với chủ xe vừa kiểm định xe, vừa nộp phí đường bộ. Trường hợp chủ xe chỉ nộp phí sử dụng đường bộ thì chỉ cần thực hiện bước 2, 3, 4 như trên.
Quy trình thu phí sử dụng đường bộ bằng chuyển khoản
- Bước 1: Đối với chủ xe có nhu cầu nộp phí đường bộ bằng hình thức chuyển khoản thì nhân viên thu phí cần hướng dẫn làm giấy đề nghị theo văn bản mẫu tại Phụ lục số 05 kèm theo trong Thông tư số 133/2014/TT-BTC ngày 11/9/2014 của Bộ Tài chính.
- Bước 2: Nhân viên thu phí sẽ tiến hành lập bảng kê tính phí sử dụng đường bộ thành 2 bản theo mẫu tại Phụ lục số 02 đính kèm trong Thông tư này.
- Bước 3: Sau khi nhận được 1 bản, chủ xe cần chuyển khoản phí đường bộ qua tài khoản được hướng dẫn.
- Bước 4: Chủ xe ký xác nhận vào bảng kê tính phí sử dụng đường bộ và giao lại cho nhân viên thu phí để in biên lai.
- Bước 5: Nhân viên kế toán của phòng quản lý tổng hợp sẽ có trách nhiệm xác nhận về khoản phí đã đóng và thông báo cho chủ xe mang phương tiện đến trung tâm đăng kiểm để kiểm định. Xe đạt yêu cầu sẽ được cấp tem nộp phí sử dụng đường bộ cùng tem đăng kiểm.
Chủ xe có thể nộp phí đường bộ qua 2 hình thức là tiền mặt và chuyển khoản
Nộp phí đường bộ ở đâu?
Chủ xe có thể nộp phí sử dụng đường bộ qua 2 hình thức kể trên và đến các tổ chức được giao nhiệm vụ thu phí, bao gồm:
- Đơn vị đăng kiểm: Thu phí đường bộ đối với xe ô tô cá nhân, tổ chức đăng ký tại Việt Nam (trừ xe của lực lượng công an, quốc phòng).
- Văn phòng Quỹ Bảo trì đường bộ Trung ương: Thu phí đối với xe của lực lượng công an, quốc phòng.
Trên đây là toàn bộ thông tin về phí đường bộ cũng như biểu mức quy định đối với xe ô tô lưu thông trên đường được quy định trong Thông tư số 133/2014/TT-BTC ngày 11/9/2014 của Bộ Tài chính. Mỗi công dân đều có quyền và nghĩa vụ thực hiện nộp phí để góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá ngày một hiện đại hơn.
Ngoài ra, nếu khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về bảng giá xe khách hoặc cần mua xe khách 29 chỗ, 35 chỗ,… hãy liên hệ ngay cho Công ty TNHH Ô tô TC Việt Nam để được tư vấn chi tiết nhất.
Điểm mù xuất hiện trên xe làm khuất tầm nhìn của tài xế, có thể gây ra những tai nạn đáng tiếc khi di chuyển. Vậy, điểm mù là gì? Nguyên nhân xuất hiện ra sao và cách khắc phục như thế nào? Tham khảo câu trả lời trong nội dung bài viết sau!
King Long Nova 82Y thuộc Công ty TNHH Ô tô TC Việt Nam
Contents
Điểm mù là gì?
Điểm mù là gì được rất nhiều tài xế quan tâm bởi điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn khi di chuyển. Điểm mù được gọi là vùng không gian bên ngoài xe bị che khuất, người điều khiển sẽ không thể nhìn thấy những hình ảnh nằm trong vùng này kể cả khi nhìn trực tiếp và thông qua gương chiếu hậu.
Vậy, các vị trí điểm mù là gì? Một số điểm mù khiến người tham gia điều khiển phương tiện ô tô, xe máy không thể nhìn thấy thường gây ra bởi gương chiếu hậu, phía trước và đằng sau xe.
Người tham gia điều khiển xe rất “sợ” điểm mù, bởi họ thường không nhìn thấy được các vật thể bị lọt vào vị trí này, gây ra nguy hiểm, tai nạn đáng tiếc, đặc biệt là khi xe chuyển làn, rẽ ở các ngã tư và đậu xe vào bãi.
Phương tiện xe có cấu trúc thiết kế càng to, càng tạo điểm mù lớn, gây che khuất tầm nhìn đáng kể khi xe đi vào ngã rẽ, bởi lúc này, tài xế thường không thể chủ động để quan sát và xử lý tình huống.
Điểm mù là gì?
Vậy, những nguyên nhân chính xuất hiện điểm mù là gì? Tìm hiểu kỹ hơn trong nội dung tiếp theo nhé!
Nguyên nhân xuất hiện điểm mù ô tô là gì?
Do thiết kế cấu trúc của xe
Hầu hết các loại xe ô tô, xe khách hiện nay đều được tạo nên từ các cột lớn và khung vỏ bên ngoài để tạo độ vững chắc, bền bỉ, đồng thời chống đỡ cho mui xe. Mặc dù đây là thiết kế kết cấu bắt buộc của tất cả các loại xe, thế nhưng lại chính là nguyên nhân gây nên điểm mù chủ yếu cho người tham gia điều khiển.
Điều chỉnh gương chiếu hậu không phù hợp
Điều chỉnh gương chiếu hậu không phù hợp là nguyên nhân chủ quan hàng đầu gây nên điểm mù. Rất nhiều sự cố đáng tiếc về người và của xảy ra do sự bất cẩn khi điều chỉnh kính chiếu hậu, khiến hình ảnh của vật thể bị rơi vào điểm mù.
Do thể hình và tư thế lái của tài xế
Theo nghiên cứu cho thấy, những tài xế có thân hình thấp bé sẽ có điểm mù dài, rộng hơn người to cao. Vì vậy, tài xế có vóc dáng to, cao sẽ có tầm nhìn tốt hơn, dễ dàng xử lý, xoay chuyển tình huống khi gặp sự cố bất ngờ.
Vị trí xuất hiện điểm mù là gì?
Như đã đề cập về các vị trí xuất hiện điểm mù là gì ở nội dung trên, phần tiếp theo sẽ làm rõ hơn để “cánh” tài xế có thể dễ dàng lưu ý và rút kinh nghiệm cho những chuyến đi của mình.
Điểm mù ở gương chiếu hậu
Khi hỏi “Vị trí xuất hiện điểm mù là gì?” thì câu trả lời đầu tiên đó là gương chiếu hậu. Gương chiếu hậu giúp tài xế có thêm tầm nhìn ở vị trí đằng sau xe để xử lý các tình huống nhường đường, chuyển làn. Tuy nhiên, khi di chuyển, một số hình ảnh xe nằm ở 2 bên trái, phải thường không thể nhìn thấy. Vì vậy, khi chuyển làn, rẽ ngang ở các ngã tư, ngã ba nếu không có dấu hiệu thông báo bằng còi hoặc xi nhan với các xe khác thì nguy cơ gây ra tai nạn là rất cao. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với các loại xe đang lưu thông trên đường cao tốc khi chạy ở tốc độ cao.
Hiện nay, một số dòng xe King Long hiện đại đã được tích hợp hệ thống cảm biến radar để phát ra cảnh báo điểm mù ngay khi có vật thể di chuyển vào cung đường có nguy cơ va chạm.
Điểm mù không thể nhìn thấy ở gương chiếu hậu cũng có thể gây ra sự cố khi di chuyển
Tuy nhiên, đối với các loại xe thông thường, chưa được trang bị hệ thống cảm biến trên thì tài xế cần cẩn trọng quan sát trong gương chiếu hậu, phát tín hiệu xi nhan, bóp còi để thông báo với các xe khác rằng mình đang chuyển làn để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Điểm mù ở phía sau
Câu trả lời dành cho câu hỏi: “Vị trí xuất hiện điểm mù là gì?” đó là phía sau. Các vật thể xuất hiện ở phía sau xe thì chắc chắn không thể nhìn thấy một cách dễ dàng bằng mắt thường hoặc gương chiếu hậu. Đặc biệt, điểm mù ở phía sau có phạm vi khá lớn, kéo dài đến vài mét kể từ đuôi xe về phía sau. Đây chính là nguyên nhân gây nên những vụ va chạm đáng tiếc khi lùi như va vào trẻ em, cột hay đá tảng.
Cách tốt nhất để tránh được điểm mù phía sau và đảm bảo an toàn khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông đó là tài xế cần trang bị camera hoặc cảm biến lùi, đồng thời kiểm tra, quan sát kỹ khi điều khiển xe trong khu dân cư. Đây là các biện pháp hữu hiệu nhất nhằm mở rộng phạm vi an toàn.
Điểm mù nằm ở cột trước
Điểm mù ở cột trước lúc điều khiển xe là khá nhỏ nhưng vẫn xuất hiện tùy thuộc vào góc đánh lái. Vậy, cách khắc phục điểm mù là gì khi xuất hiện ở cột trước? Đối với điểm mù xuất hiện ở vị trí này, người tài xế chỉ cần nghiêng đầu để quan sát mỗi khi đánh lái, chuyển hướng. Ở góc cua tay áo, nếu không có gương cầu cảnh báo thì phải bấm còi để phát tín hiệu cho các phương tiện điều khiển khác.
Điểm mù nằm ở phía trước
Đối với các loại xe khách có gầm cao thì điểm mù phía trước sẽ xuất hiện rộng và dài hơn. Mặc dù tầm nhìn phía trước có phần cao hơn nhưng lại tăng phạm vi của điểm mù.
Những nguy cơ có thể xảy ra khi xuất hiện điểm mù là gì? Các điểm mù phía trước này thường gây ra những nguy hiểm nghiêm trọng khi xe di chuyển trong khu dân cư, đặc biệt là nơi có nhiều trẻ em, động vật đi lại trên đường. Vì vậy, người điều khiển xe cần rèn luyện thói quen quan sát kỹ lưỡng và xử lý tình huống nhanh chóng như phản xạ không điều kiện để hạn chế tối đa tai nạn có thể xảy ra.
Điểm mù ở cột trước lúc điều khiển xe khá nhỏ nhưng vẫn xuất hiện tùy thuộc vào góc đánh lái
Những vị trí xuất hiện khác của điểm mù là gì?
Ngoài các vị trí xuất hiện điểm mù là gì ở nội dung trên thì còn một số vị trí khó nhìn thấy ở ghế lái có thể kể đến như vùng xung quanh xe, vùng bị gương chiếu hậu che khuất, phần dưới gầm và trên nóc.
Đối với kết cấu khung xe lớn, tải trọng vận chuyển cao và di chuyển trong khu dân cư, người tài xế cần có kinh nghiệm lái xe dày dạn, có thể cảm nhận tốt điểm mù để hạn chế xảy ra tai nạn nhất có thể.
Cách khắc phục điểm mù là gì hiệu quả, an toàn nhất?
Sau khi đã nắm được các vị trí điểm mù là gì thường xuất hiện trong nội dung trên, tiếp theo hãy cùng điểm qua những cách khắc phục an toàn, nhằm giảm thiểu tối đa những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.
Điều chỉnh gương chiếu hậu
Kiểm tra gương chiếu hậu trước khi di chuyển để xem đã phản chiếu đúng vị trí phía sau xe hay chưa để giảm thiểu điểm mù nhất có thể. Ngoài ra, trong quá trình di chuyển cần tập trung cao độ, thường xuyên quan sát, tinh chỉnh gương chiếu hậu bên trong xe để có tầm nhìn bao quát hơn. Ngoài ra, khi rẽ cũng nên nghiêng đầu một chút để có tầm nhìn rõ hơn, đồng thời phát tín hiệu xi nhan, bấm còi để báo hiệu cho các phương tiện khác đi đằng sau và bên cạnh.
Tài xế nên thường xuyên vệ sinh gương chiếu hậu để có được tầm nhìn rõ ràng hơn.
Lắp thêm gương cầu nhỏ
Lắp thêm gương cầu nhỏ phía bên trái, phải để tăng tầm nhìn, thu hẹp điểm mù, đồng thời hạn chế va chạm tối đa.
Lắp camera quan sát phía sau
Lắp camera quan sát phía sau chính là cách khắc phục điểm mù hiện đại và tối ưu nhất. Hiện nay, nhiều mẫu xe cải tiến đã được thiết kế thêm hệ thống này cùng còi cảnh báo khi có chướng ngại vật hay vật thể để hạn chế va chạm khi lùi xe.
Lắp camera quan sát phía sau chính là cách khắc phục điểm mù hiện đại và tối ưu nhất
Lắp hệ thống cảm biến cảnh báo điểm mù ô tô
Hệ thống cảm biến điểm mù ô tô thường được lắp thêm để phát hiện và cảnh báo tài xế về các vật cản, vật thể rơi vào vị trí này. Đặc biệt, cảm biến cảnh báo điểm mù ô tô cũng hỗ trợ tài xế rất tốt trong việc lùi, quay đầu xe trong khu vực hẹp.
Hiểu đúng điểm mù là gì, xác định vị trí cũng như cách khắc phục sẽ giúp tài xế có tầm nhìn tốt hơn trong khi di chuyển, nhằm hạn chế tối đa những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra. Tài xế khi bắt đầu lái xe cần hiểu rõ điểm mù là gì và trang bị cho mình nhiều kỹ năng, kinh nghiệm lái xe có thiết kế kết cấu lớn, tập phản xạ tốt các tình huống bất ngờ có thể xảy ra. Nếu khách hàng đang có ý định tìm mua xe khách, ô tô được trang bị hệ thống cảm biến điểm mù hiện đại thì xe khách King Long chính là gợi ý hàng đầu. Liên hệ ngay với Công ty TNHH Ô tô TC Việt Nam để được tư vấn sớm nhất!
Tags
Hệ thống bôi trơn là bộ phận quan trọng nhất trong động cơ, giúp làm mát, duy trì và kéo dài tuổi thọ. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều khách hàng chưa thật sự hiểu rõ về hệ thống này cũng như chức năng, nhiệm vụ chính. Bài viết sau đây sẽ cung cấp một số kiến thức cơ bản về hệ thống bôi trơn, đừng bỏ lỡ bài viết nhé!
Contents
Hệ thống bôi trơn là gì?
Hệ thống bôi trơn là bộ phận cực kỳ quan trọng trong bất kỳ loại máy móc, động cơ nào. Hệ thống bôi trơn giúp phân phối nhớt đến các chi tiết trong động cơ nhằm giảm lực ma sát, hạ nhiệt trong suốt quá trình hoạt động.
Hệ thống bôi trơn còn đóng vai trò như một bộ phận lọc tạp chất chứa trong dầu nhờn sau quá trình tẩy rửa các mặt ma sát. Đồng thời bảo vệ tính lý – hóa của dầu nhờn bằng cách làm mát nó.
Nhờ có hệ thống bôi trơn đưa dầu nhờn đến các chi tiết mà máy móc đỡ bị hoen gỉ, các kẽ hở giữa pittông và xilanh được bao kín, giúp động cơ hoạt động trơn tru, êm ái hơn.
Có rất nhiều loại dầu nhờn được sử dụng cho hệ thống bôi trơn và tùy thuộc vào cường độ hóa của động cơ cũng như mức độ phụ tải ổ trục, tính năng tốc độ. Người vận hành nên kiểm tra và lựa chọn dầu nhờn phù hợp để bảo vệ và tăng tuổi thọ động cơ, giảm tiêu hao năng lượng, đem lại hiệu quả làm việc tốt hơn.
Hệ thống bôi trơn giúp phân phối nhớt đến các chi tiết trong động cơ nhằm giảm lực ma sát, hạ nhiệt trong suốt quá trình hoạt động
Các bộ phận chính của hệ thống bôi trơn
Hệ thống bôi trơn gồm 4 bộ phận chính đó là bơm dầu, lọc dầu, thông gió hộp trục khuỷu, két làm mát dầu. Mỗi bộ phận đều đem lại công dụng riêng trong quá trình hoạt động của hệ thống, cùng tìm hiểu cụ thể về chúng trong nội dung tiếp theo nhé!
Bơm dầu
Bộ phận này có tác dụng trong việc cung cấp dầu nhờn áp lực cao đến các bề mặt thường xuyên bị ma sát liên tục để bôi trơn và làm mát, tránh hư hỏng trong suốt quá trình làm việc.
Có rất nhiều loại bơm dầu được sử dụng hiện nay như pittông, trục vít, phiến trượt, tuy nhiên loại bánh răng là phổ biến nhất.
Bộ phận lọc dầu
Bộ phận lọc dầu trong hệ thống bôi trơn đóng vai trò cực kỳ quan trọng, giúp giữ lại toàn bộ cặn bẩn khi dầu đi qua các chi tiết máy. Giúp dầu luôn đạt độ sạch nhất định, hạn chế tình trạng ổ trục bị mài mòn, kẹt, hư hỏng do tạp chất gây ra. Các tạp chất thường thấy trong màng lọc dầu sau một thời gian sử dụng đó là muội than, cát, bụi, tạp chất trong không khí, mạt kim loại,…
Hiện nay, người ta thường ứng dụng khá nhiều loại bầu lọc dầu, có thể kể đến như: lọc hóa chất, từ tính, ly tâm, thấm, cơ khí,…
Bộ phận lọc dầu trong hệ thống bôi trơn đóng vai trò cực kỳ quan trọng, giúp giữ lại toàn bộ cặn bẩn khi dầu đi qua các chi tiết máy
Thông gió hộp trục khuỷu
Bộ phận thông gió hộp trục khuỷu có công dụng lớn trong việc hạ nhiệt, làm mát động cơ để tránh làm ảnh hưởng đến tính chất lý – hóa của dầu nhờn. Thông gió hộp trục khuỷu cũng góp phần bảo vệ dầu nhờn khỏi tình trạng ô nhiễm, phân hủy khi tạp chất cháy trong quá trình hoạt động.
Hiện nay có 2 phương pháp thông gió hộp trục khuỷu phổ biến nhất đó là thông gió kín (cưỡng bức) và hở (gió tự nhiên).
Két làm mát dầu
Các bộ phận trong hệ thống bôi trơn đều hoạt động bổ trợ cho nhau, giúp quá trình hoạt động luôn trơn tru, êm ái. Vì vậy, két làm mát dầu có nhiệm vụ bảo đảm nhiệt độ của dầu nhờn luôn ở mức ổn định, không để xảy ra tình trạng quá nóng làm hư hỏng, gián đoạn quá trình hoạt động.
Có hai cách thường được ứng dụng trong két làm mát dầu đó là dùng không khí hoặc nước.
Các phương pháp bôi trơn động cơ thông thường
Hệ thống bôi trơn thường được thiết kế với 4 phương pháp phổ biến nhất.
Phương pháp bôi trơn bằng vung té dầu
Phương pháp này được hiểu là các chi tiết như các-te, xilanh sẽ nhận được dầu từ quá trình vung té dầu khi bánh răng, thanh truyền, trục khuỷu hoạt động. Ngoài ra, kết cấu hứng dầu của các chi tiết cần bôi trơn khác trong động cơ cũng sẽ nhận được nhờ vung té dầu dạng phun sương rơi vào.
Nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn bằng vung té dầu khá đơn giản nhưng lại khó tính toán và đảm bảo lượng dầu đủ dùng cho các cổ trục. Vì vậy, phương pháp này chỉ được dùng cho các loại động cơ có công suất nhỏ như máy bơm, thuyền máy và thường không ứng dụng trong xe ô tô, xe tải.
Phương pháp bôi trơn hỗn hợp
Đây là phương pháp kết hợp giữa vung té dầu và cưỡng bức để bôi trơn động cơ. Trong khi phương pháp bôi trơn vung té dầu dùng cho các chi tiết như ống dẫn hướng, thân xupap, con đội, mặt gương xilanh và pittông thì phương pháp bôi trơn cưỡng bức sẽ sử dụng cho các chi tiết phải chịu tải trọng lớn như bạc đòn mở của cấu trúc phân phối khí, bạc đầu to thanh truyền, bạc cổ trục chính.
Hệ thống bôi trơn cưỡng bức
Phương pháp này thường có cấu tạo phức tạp và chỉ ứng dụng cho các động cơ đặc biệt, dầu được chứa ở thùng thay vì các-te.
Hệ thống bôi trơn cưỡng bức sẽ đưa dầu đến các bề mặt thường xuyên bị ma sát để làm sạch, hạ nhiệt, đem đến hiệu suất hoạt động tốt nhất. Dầu bôi trơn trong hệ thống luôn được lưu động tuần hoàn và đảm bảo duy trì ở mức áp suất ổn định.
Phương pháp này thường có cấu tạo phức tạp và chỉ ứng dụng cho các động cơ đặc biệt, dầu được chứa ở thùng thay vì các-te
Bôi trơn bằng dầu pha vào nhiên liệu
Hệ thống bôi trơn ứng dụng phương pháp này được thiết kế cho động cơ xăng 2 kỳ có 3 cửa nạp – xả – thổi trên xilanh và các-te chứa hòa khí.
Theo đó, hỗn hợp dầu bôi trơn và nhiên liệu theo tỷ lệ 1/20 – 1/25 sẽ được pha theo 3 cách như sau:
- Cách 1: Dầu sẽ được phun trực tiếp vào vị trí bướm ga hoặc ống khuếch tán.
- Cách 2: Chứa dầu và nhiên liệu trong 2 bình riêng biệt, khi hoạt động sẽ được hòa trộn song song, theo định lượng đã quy định.
- Cách 3: Hòa trộn dầu và nhiên liệu theo tỷ lệ đã quy định trước khi cho vào hệ thống bôi trơn.
Nguyên lý hoạt động của phương pháp bôi trơn này khá đơn giản nhưng lại được đánh giá là kém an toàn vì khó kiểm soát lượng dầu cần thiết. Muội than bị đốt cháy trong quá trình hoạt động sẽ bám lên pittông, làm giảm khả năng thoát nhiệt, gây nên hiện tượng bugi đoản mạch do động cơ quá nóng. Ngoài ra, nếu lượng dầu và nhiên liệu pha ít hơn sẽ làm giảm khả năng bôi trơn, dẫn đến pittông bị kẹt trong xilanh.
Các hư hỏng thường gặp ở hệ thống bôi trơn
Hệ thống bôi trơn động cơ thường rất ít xảy ra hư hỏng nếu người dùng thường xuyên kiểm tra và sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, khi hệ thống này gặp trục trặc ở đâu đó, dù là một vấn đề nhỏ cũng gây hư hỏng nặng nề đến toàn bộ động cơ. Một số hư hỏng ở hệ thống bôi trơn có thể gặp trong suốt quá trình vận hành có thể kể đến như:
- Chất lượng dầu bị giảm sút về mặt lý – hóa, cơ tính hay độ nhớt.
- Đường dẫn dầu bị tắc nghẽn hoặc không kín khít, làm gián đoạn quá trình bôi trơn.
- Van điều tiết áp suất dầu bị kẹt làm mất khả năng điều chỉnh.
- Két làm mát dầu bị rò rỉ.
Đây là những hư hỏng thường gặp nhất khi vận hành hệ thống bôi trơn trong một khoảng thời gian nhất định. Các hư hỏng này sẽ gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho động cơ, khiến người dùng phải mất nhiều thời gian, tiền bạc để sửa chữa, thay mới.
Hệ thống bôi trơn cực kỳ quan trọng, đóng vai trò điều tiết hoạt động, làm mát, bảo vệ và kéo dài tuổi thọ cho động cơ. Vì vậy, người dùng cần kiểm tra thường xuyên tình trạng hoạt động cũng như tra dầu thường xuyên để tránh hỏng hóc không đáng có.
Nếu khách hàng có nhu cầu tìm kiếm các loại xe ô tô khách thương mại, hãy liên hệ cho Công ty TNHH Ô tô TC Việt Nam qua hotline để được tư vấn vềcác loại xe khách như xe khách 29 chỗ, 35 chỗ,… bảng giá xe khách ngay hôm nay.
Theo quan niệm, ý nghĩa biển số xe không chỉ đơn giản là dãy số để nhận diện từng chiếc xe mà còn có ý nghĩa rất lớn trong phong thủy. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Contents
Ý nghĩa biển số xe nói lên điều gì?
Biển số xe được sử dụng với mục đích phân biệt các phương tiện giao thông. Nó được ví như “tên riêng” của một chiếc xe, bất kể là xe máy, xe ô tô khách hay xe cơ giới. Đồng thời, giúp xác định phương tiện đó được phân phối tại tỉnh, thành nào. Bên cạnh đó, theo quan niệm của người Việt Nam, biển số xe đẹp, hợp phong thủy còn giúp chủ xe được may mắn, thuận lợi trong cuộc sống.
Ý nghĩa biển số xe nói lên điều gì?
Đối với những người buôn bán, kinh doanh, họ đánh giá ý nghĩa biển số xe qua yếu tố hợp phong thủy, mang lại may mắn, tài vận, giúp công việc làm ăn phát đạt, thăng tiến. Tuy nhiên, theo quan niệm của một số người, biển số xe có ý nghĩa khi sở hữu dãy số đẹp, dễ nhớ và thuận lợi cho việc tìm kiếm mỗi khi đậu ở nơi công cộng.
Như vậy, biển số xe đóng vai trò rất quan trọng và ý nghĩa của nó phụ thuộc vào quan điểm của từng cá nhân.
Ý nghĩa các con số trong biển số xe
Mỗi biển số xe sẽ có một ý nghĩa riêng biệt, chủ xe có thể tham khảo qua bảng dưới đây.
01 | Thiên địa thái bình | 41 | Đức vọng cao thượng |
02 | Không phân định | 42 | Sự nghiệp không thành |
03 | Mọi sự phát triển, như ý | 43 | Hoa trong mưa đêm |
04 | Cơ thể yếu, dễ bệnh | 44 | Khổ tâm |
05 | Sống lâu | 45 | Tài vận tốt |
06 | Cuộc sống an nhàn, dư giả | 46 | Có nhiều chuyển biến |
07 | Quyết đoán, cương nghị | 47 | Tin tốt lành, sinh nở tốt |
08 | Ý chí kiên cường | 48 | Lập chí |
09 | Hưng tân cúc khai | 49 | Nhiều điều không tốt, xấu |
10 | Vạn sự kết cục | 50 | Một thành, một bại |
11 | Gia vận được tốt | 51 | Lúc thịnh, lúc suy |
12 | Ý chí yếu mềm | 52 | Đoán trước mọi việc |
13 | Tài chí hơn người | 53 | Nội tâm ưu sầu |
14 | Nước mắt thiên ngạn | 54 | Lúc may, lúc rủi |
15 | Đạt được phúc thọ | 55 | Ngoài tốt trong khổ |
16 | Quý nhân hỗ trợ | 56 | Thảm thương |
17 | Vượt qua mọi khó khăn | 57 | Cây thông trong vườn tuyết |
18 | Có chí thì nên | 58 | Khổ trước sướng sau |
19 | Đoàn tụ ông bà | 59 | Mất phương hướng |
20 | Thất bại trong sự nghiệp | 60 | Tối tăm không ánh sáng |
21 | Thăng trầm | 61 | Danh lợi đủ đầy |
22 | Tiền vào nhiều, tiền ra ít | 62 | Căn bản yếu kém |
23 | Mặt Trời mọc | 63 | Đạt được vinh hoa phú quý |
24 | Tài lộc đầy nhà | 64 | Cốt nhục chia lìa |
25 | Thông minh, nhạy bén | 65 | Phú quý trường thọ |
26 | Biến hóa kỳ dị | 66 | Bất hòa |
27 | Dục vọng vô tận | 67 | Đường danh lợi thông suốt |
28 | Tâm lý bất an | 68 | Lập nghiệp thương gia |
29 | Dục vọng nhưng khó thành | 69 | Đứng ngồi không yên |
30 | Chết đi sống lại | 70 | Diệt vong thế hệ |
31 | Tài dũng được chí | 71 | Tinh thần bất ổn |
32 | Cầu được ước thấy | 72 | Suối vàng chờ đợi |
33 | Gia môn hưng thịnh | 73 | Ý chí cao mà sức yếu |
34 | Xung khắc gia đình | 74 | Hoàn cảnh gặp bất trắc |
35 | Bình an ôn hòa | 75 | Thủ được bình an |
36 | Phong ba không ngừng | 76 | Vĩnh biệt ngàn thu |
37 | Hiển đạt uy quyền | 77 | Nhiều niềm vui |
38 | Ý chí yếu mềm, thụ động | 78 | Gia đình buồn tủi |
39 | Vinh hoa phú quý | 79 | Phục hồi sức khỏe |
40 | Cẩn thận được an | 80 | Không may |
Cách tính số xe phong thủy
Để biết được ý nghĩa biển số xe có hợp phong thủy hay không, chủ xe có thể dựa vào cách tính bên dưới. Đây là cách tính có thể áp dụng cho biển số xe 4 số và 5 số.
- Bước 1: Lấy 4 hoặc 5 số cuối (tùy từng biển số xe) của biển số xe chia cho 80.
- Bước 2: Lấy kết quả nhận được ở bước 1 trừ cho các số thuộc phần nguyên.
- Bước 3: Lấy phần thập phân của kết quả nhận được ở bước 2 nhân với 80.
- Bước 4: Lấy kết quả cuối cùng so sánh với “bảng ý nghĩa các con số trong biển số xe” phía trên để biết được biển số đó có đẹp, hợp phong thủy không.
Ví dụ: 5 Số cuối của biển số xe là 06874 sẽ có công thức tính như sau:
- 06874/80 = 85,925.
- 85,925 – 85 = 0,925.
- 0,925 x 80 = 74.
Kết quả 74 ứng với “hoàn cảnh gặp bất trắc”. Vậy, đây không phải là biển số xe đẹp và không đáp ứng về phong thủy.
Ý nghĩa biển số xe theo âm Hán – Việt
Xét theo âm Hán – Việt, các con số, cặp số và dãy số trong biển số xe có ý nghĩa như sau:
Ý nghĩa biển số xe theo từng con số
- Số 1 – Nhất: Độc nhất vô nhị, đứng đầu.
- Số 2 – Mãi: Mãi mãi, lâu dài, song hỷ.
- Số 3 – Tài: Tiền tài, phát tài.
- Số 4 – Tử: Chết, mang ý nghĩa không tốt.
- Số 5 – Ngũ: Trường thọ, quyền lực, thể hiện sự bí ẩn.
- Số 6 – Lộc: Tài lộc, may mắn.
- Số 7 – Thất: Mất mát.
- Số 8 – Phát: Phát triển, phát tài, phát lộc.
- Số 9 – Cửu: Trường tồn, may mắn (Theo tiếng Hán – Việt, số 9 có phát âm tương tự số 5, do đó, ý nghĩa cũng có phần giống nhau).
Mỗi con số theo âm Hán – Việt đều mang một ý nghĩa đặc biệt
Ý nghĩa biển số xe theo từng cặp số
Theo nghĩa Hán – Việt, mỗi cặp số sẽ đại diện cho một sự vật, hình tượng, lời chúc nhất định, chẳng hạn:
- Số 37, 77: Ông Trời.
- Số 38, 78: Ông Địa.
- Số 39, 79: Thần Tài.
- Số 12, 52, 92: Mã đáo thành công.
- Số 68, 86: Lộc phát.
- Số 26, 66: Rồng bay.
- Số 10, 57, 59, 97, 99: Trường thọ.
Ý nghĩa biển số xe theo dãy số (các số cuối)
- Số 456: Bốn mùa sinh lộc.
- Số 227: Vạn vạn tuế.
- Số 569: Phúc – Lộc – Thọ.
- Số 2204: Mãi mãi không chết.
- Số 1486: Bốn mùa phát lộc.
- Số 1102: Độc nhất vô nhị.
- Số 4078: Bốn mùa không thất bát.
- Số 8683, 8386: Phát tài phát lộc.
- Số 8668: Phát lộc, lộc phát.
- Số 6886: Lộc phát, phát lộc.
- Số 1368: Nhất tài lộc phát.
- Số 0578: Không năm nào thất bát.
- Số 01234: Tay trắng đi lên.
- Số 3456: Bạn bè nể sợ.
Ngoài ra, những số tứ linh (1111, 2222, 3333,…) hoặc ngũ linh (11111, 22222, 33333,…) là những dãy số cực đẹp trong phong thủy, được nhiều chủ xe “săn đón” để làm biển số xe.
Cách chọn biển số xe theo ngũ hành
Ý nghĩa biển số xe theo ngũ hành, hợp mệnh chủ xe để mang lại may mắn, tài lộc
Chọn biển số xe theo ngũ hành nghĩa là chọn theo mệnh của chủ xe dựa trên quy luật tương sinh tương khắc trong phong thủy. Theo đó, người thuộc mệnh nào sẽ phù hợp với những con số nhất định khi chọn biển số xe. Cụ thể:
- Mệnh Kim phù hợp với các số: 7, 8.
- Mệnh Mộc phù hợp với các số: 1, 2.
- Mệnh Thủy phù hợp với các số: 9, 0.
- Mệnh Hỏa phù hợp với các số: 3, 4.
- Mệnh Thổ phù hợp với các số: 5, 6.
Chủ xe có thể kết hợp cách chọn này với “bảng ý nghĩa các con số trong biển số xe” để xác định con số hợp phong thủy nhất, mang lại may mắn, tài vận.
Lưu ý khi chọn biển số xe hợp phong thủy
Dưới đây là một số lưu ý mà chủ xe cần quan tâm khi tìm hiểu về ý nghĩa biển số xe để có sự tính toán, lựa chọn phù hợp nhất.
- Cần đặc biệt quan tâm đến 2 số cuối (số đuôi) trong biển số xe, tránh chọn số đuôi có ý nghĩa “hung” vì sẽ mang đến điềm xui cho chủ xe. Chẳng hạn: 44 (tứ tử), 78 (thất bát), 49 và 53 (xui xẻo),…
- Nên chọn biển số xe có các số đuôi sau: 0, 1, 3, 5, 8, mang ý nghĩa “đại cát đại lợi”.
- Tránh chọn biển số xe theo luật giảm dần (số lùi), ví dụ: 7654, 9543, 8321,…
- Tổng các con số trong biển số xe được tính bằng cách cộng chúng lại với nhau nhưng chỉ lấy chữ số hàng đơn vị. Ví dụ: Tổng các con số trong biển số xe 06874 được tính như sau: 0 + 6 + 8 + 7 + 4 = 25 → Chỉ lấy số 5. Theo phong thủy, tổng của các con số trong biển số xe bằng 9 là tốt nhất.
- Việc tính toán ý nghĩa biển số xe có hợp phong thủy hay không chỉ dựa vào 4 hoặc 5 chữ số cuối, các ký tự và số ở phía trước sẽ phải tuân thủ theo quy định đăng ký biển số và phụ thuộc vào tỉnh, thành cung cấp.
Hy vọng rằng bài viết này đã giúp chủ xe hiểu rõ hơn về ý nghĩa biển số xe theo phong thủy. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của Công ty TNHH Ô tô TC Việt Nam để cập nhật những thông tin, kiến thức mới nhé!